Tính toán thông số kĩ thuật để lựa chọn các thiết bị cần thiết
Khi lựa chọn tủ điện 3 pha thì người tiêu dùng cần xác định được số lượng phụ tải, số nhanh cần phân phối để tính toán được giá của của aptomat, dây dẫn…Các giá trị này cần được cân đối giữa các bài toán kĩ thuật và kinh tế, không lựa chọn giá trị thiết bị quá cao so với cần thiết, bởi như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến giá thành của các sản phẩm.
Bước 1: Lên danh mục, danh sách phụ tải trong tủ điện
Vì đã biết các thông số của phụ tải nên ta có thể dùng phương pháp công suất trung bình và hệ số cự đại để tính toán phụ tải tính toán.tra bảng ta có Ksd=0.75 và cosφ = 0.8.
Vì phụ tải là các động cơ bơm nên dặc tính tải tương đối bằng phẳng ta có:
Ptt1=Ksd. åPđm
=2*0.75+2*0.4+2*0.25+1*0.4+2*0.25+2*11+2*0.4+2*0.4+1*0.4+1*0.25+1*0.25+1*0.4+2*1.5 = 31.6(kW)
Công suất phản kháng Qtt1 =P* tgφ = 31.6*0.85 = 26.86 (kVAr).
Công suất toàn phần của hệ xử lý nước :
Stt =
Stt = 41.5(kVA)
Cần cung cấp cho trạm xử lý nước thải một công suất liên tục và lâu dài S=50 kVA.
Bước 2: Chọn hệ thống điện động lực
Nguồn điện cấp cho trạm xử lý nước thải toà nhà sẽ được lấy từ phía thứ cấp của trạm biến áp.
1. Nguồn điện- Các thiết bị của các trạm xử lý nước thải đều sử dụng nguồn điện 3 pha 380V, 50Hz.
- Nguồn cung cấp điện chủ yếu được lấy từ lưới điện hạ thế của trạm biến áp khu vực với điện áp 3 pha 4 dây 380/220V
- Từ cột Trạm biến áp kéo 1 dây cáp Dây điện nguồn (4x16mm) + E10mm2) về tủ điện
- Cáp điện được chọn theo các yếu tố sau :
+ Theo điều kiện lắp đặt
+ Theo dòng định mức lâu dài cho phép của cáp dựa trên các bảng của IEC 60439-1
+ Tiết diện cáp được tính để đảm bảo sụt áp đến thiết bị điện đạt giá trị cho phép trong điều kiện làm việc bình thường ≤ 5%, và khi khởi động động cơ ≤ 10%.
- Cáp động lực sử dụng loại CXV (ruột đồng, cách điện XLPE, vỏ PVC). Cáp cho các đèn chiếu sáng bên ngoài loại CVV (ruột đồng, cách điện PVC, vỏ PVC).
- Cáp điều khiển DVV (ruột đồng, cách điện PVC, vỏ PVC).
- Cáp tín hiệu DVV/Sc (có màng chắn đồng chống nhiễu).
- Cáp điện từ các tủ điện đến các thiết bị điện được luồn trong ống nhựa hoặc ống thép tuỳ vào vị trí lắp đặt.
- Từ tủ điện phân phối hạ áp của Trạm biến áp kéo cáp (4x16mm) + E10mm2) ) cấp điện cho trạm xử lý nước thải.
(Chọn theo bảng 9 IEC 60439-1)
Bước 3: Chọn lựa MCCB , Contactor và ro le nhiệt.
1. Phụ tải điện lắp đặt- Phụ tải của các thiết bị địên của trạm xử lý được tính trong bảng dưới đây (hiệu suất h và hệ số công suất cosj tạm lấy theo sổ tay tra cứu trong quyển: “Hướng dẫn thiết kế lắp đặt điện theo tiêu chuẩn quốc tế IEC” của Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật).
- Dòng điện tổng lớn nhất của tủ điện phân phối điều khiển:
I = åStt /( Uƞ) = 41.5/(1,732*0.380*0.85) = 74A
Trong đó: ƞ là hiệu suất làm việc của động cơ.
- Chọn Aptomat tổng cho tủ điện loại MCCB, Iđm = 100
- Chọn biến dòng và Ampe mét loại 100/5A.
- Phương pháp khởi động động cơ sẽ được lựa chọn theo công suất động cơ và theo yêu cầu công nghệ:
+ Động cơ chạy theo tín hiệu Do(analog) từ bộ đo sẽ dùng biến tần (IVT)
+ Nhỏ hơn hoặc bằng 7.5kW, khởi động trực tiếp (DOL)
+ Lớn hơn 7.5kW dùng khởi động sao/tam giác (Y/D), nhằm giảm dòng khởi động xuống tránh sụt áp hệ thống.
- Hệ thống sẽ được bảo vệ (quá áp, thấp áp, mất cân bằng pha, mất pha,lệch pha...) bằng Rơle bảo vệ có chức năng trên.
- Các động cơ điện sẽ được bảo vệ (quá tải, mất pha, kẹt rô to...) bằng Rơle nhiệt.
Ví dụ 1, Động cơ dưới 7,5kw:. Bơm chìm nước thải đầu vào
P=0.75kW – 3P/380V/50Hz
Idđm= Pđm/( U*cosφ*ƞ )= 750/(1,732*380*0.8*0.8)=1.78(A)
=>> Chọn thiết bị bảo vệ và điều khiển cho động cơ thỏa mã điều kiện Iđm < In < IZ
Iđm là dòng điện tải lớn nhất.
In là dòng điện định mức của MCB, MCCB.
Iz là dòng điện cho phép lớn nhất của dây dẫn điện (được cho bởi nhà sản xuất)
+) Aptomat chọn MCB có In=6A
+) contactor có Iđm=6A
+) Role nhiệt : Chọn role nhiệt có dải điều chỉnh từ 1.6-2.5A
+) Dây điện cho bơm : hai (02) dây cáp điện loại Cu/XLPE/PVC 4x1.5mm2(CVV 4x1.5mm2)
Các máy bơm sẽ được điều khiển và giám sát theo hai (02) chế độ Tự động/bằng tay. Chế độ vận hành bằng tay được thực hiện bởi các chuyển mạch trên tủ điều khiển, chế độ vận hành tự động được thực hiện thông qua phao bể gom và bộ điều khiển PLC.
Ví dụ 2, Động cơ trên 7,5kw: Máy thổi khí
- P=11 Kw – 3P/380V/50Hz
Idđm= Pđm/( U*cosφ*ƞ) = 11000/(1,732*380*0.8*0.8)=26.125 (A)
=>> Chọn thiết bị bảo vệ và điều khiển cho động cơ thỏa mã điều kiện Iđm < In < Iz
Iđm là dòng điện tải lớn nhất;
In là dòng điện định mức của MCB, MCCB;
Iz là dòng điện cho phép lớn nhất của dây dẫn điện (được cho bởi nhà sản xuất)
+) Aptomat chọn MCCB=40 A
+) Sử dụng khởi động sao/tam giác(Id=Ip): chọn 2 contactor có Iđm=18A và 1 contactor có Iđm=22A
+) Role nhiệt : role nhiệt có dải điều chỉnh từ 12-18A
+) Dây điện động cơ: hai (02) dây cáp điện loại Cu/XLPE/PVC 4x10mm2(CXV 4x10mm2)
- Các máy sẽ được điều khiển và giám sát theo hai (02) chế độ Tự động/bằng tay. Chế độ vận hành bằng tay được thực hiện bởi các chuyển mạch trên tủ điều khiển, chế độ vận hành tự động được thực hiện thông qua bộ điều khiển PLC.
Các bơm còn lại lựa chọn tương tự theo cách làm
Sau khi chọn hết các Thiết bị ta có bảng các thiết bị chính và một số thiết bị đo lường điều khiển phụ như sau:
.......
DH Company đơn vị hàng đầu chuyên cung cấp các loại phụ kiện tủ điện, linh kiện tủ điện chính hãng, chất lượng
Thông tin liên hệ để nhận tư vấn và hỗ trợ
Công ty TNHH KỸ THUẬT ĐIỆN VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG DH
VPGD: Ô 38 – LK 20 – KĐT Văn Khê – phường La Khê, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Chi nhánh: 201 Vũ Quỳnh, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng
MST: 0107362147
Điện thoại: 0985583535 / 0982963535
Email: kythuat@dhcompany.com.vn
Website 1: https://khophukiendien.com/
Website 2: http://tudiendh.com/
Website 3: http://dhcompany.com.vn/
Tags: Cách đấu tủ điện 3 pha, cach dau tu dien 3 pha